Gửi Thầy

2014-05-22 / Lê Anh / Gửi Thầy / Tiếng Việt / Không

Truyện ngắn:
Gửi thầy.

Lời thầy như vẫn còn vang vảng bên tai em, vậy mà đã gần 7 năm rồi thầy nhỉ!
Giờ đây, khi em ở một nới rất xa, xa gia đình-quê hương-Tổ Quốc. Ở nới đất khách-quê người, phải một mình tự lực cánh sinh-bươn trải, phải đối mặt-hập thụ với muôn vàn sự cám rỗ của xã hội. Thì em mới thấu hiểu sâu xắc-thâm sâu những lời dạy tưởng chường như là vô bỗ-vô nghĩa vì nó chẳng liên quan gì đến giáo trình hay chương trình học trên lớp. Nhưng lại vô cùng quý báu, thiết thực cho hành trang chúng em hội nhập sâu rộng hơn vào cuộc sống đầy bon chen-ghanh ghét của xã hội.
À!
Thầy còn nhớ một lần em ra nhà, thầy phụ đạo thêm môn văn cho em không?
Hôm đó buổi chiều trời mưa to, nên các bạn khác không tới được, chỉ có hai thầy trò thảo luận với nhau. Chủ đề hôm đó là gì, thầy còn nhớ không?
Em chỉ nhớ mang máng thôi. Hai thầy trò mình cùng thảo luận đến nội dung nghệ thuật một bài văn của Bác. Nói đúng hơn, là nội dung nghệ thuật của bức thư bác gửi người em gái họ ở quê nhà. Chi tiết đắt giá nhất, được thầy trò mình thảo luận nhiều nhất, chiếm gần hết buổi chiều hôm đó mà vẫn không đi đến được một một cái kết chung. Đó chính là cảnh Vua Bảo Đại và đoàn tuỳ tùng gồm quan chức và người hầu được nước sở tại, chính là nước Pháp đón tiếp-xếp tất cả ngang hàng nhau. Phục vụ như những ông vua, vì họ không thể phân biệt được đâu là người trên- kẻ rưới. Nên họ đành chọn cách thà là phục vụ nhầm, còn hơn là để lộ nhược điểm của họ.
Không lẽ người Pháp đều bị ánh hào quang của một vị vua bù nhìn làm cho hoa mắt, đến độ không thể phân biệt được chăng? Hay cái tôi-cái tư lợi cá nhân của từng người đã lên ngôi chăng?!
Giờ đây khi sống ở một đất nước phồn vinh, cũng như trải qua những chuyện tưởng chừng như chỉ xảy ra trên các trang tiểu thuyết. Nhưng nay nó lại đã và đang xảy ra ở đời thực, cảnh mà ngày ngày em phải chứng kiến. Em mới hiểu được cuội nguồn xa xôi mà Bác muốn đề cập đến. Điển hình như nghị định 95 là một ví dụ minh chứng. Bỡi chỉ có người trong chăn mới biết trong chăn có gì, chỉ có người đang, đã từng đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan nói riêng, các quốc gia khác nói chung mới hiểu hết được cảnh đi Tây là thế nào. Và cũng đến 99.8% người đi Tây người nghèo-người thất nghiệp ở những vùng quê thuần nông. Và để được đi Tây, mỗi người phải chi trả hàng trăm ngàn khoản phí ngoài danh mục khác nhau. Phải chạy vạy hướng này, hướng nọ, lậy ông này, đút bà kia để mong được thế chấp tài sản vay vốn, đóng cho công ty mô giới và lũ cò hút máu người trên danh nghĩa giúp đỡ. Lúc em mới sang đây, công việc không được như mong, áp lực sự bất đồng ngôn ngữ-văn hoá. Đặc biệt là áp lực từ khoản nợ khổng lồ ở quê nhà. Thêm sự lo âu, hối thúc của bố mẹ, khi mà hơn 3 tháng, em vẫn chưa có tiền gửi về, để đảo hạn, thanh toán các khoản vay-thế chấp.
Em không trách gì bố mẹ, bởi em biết quá dõ hoàn cảnh gia đình nhà mình lúc này như thế nào, đặc biệt là tâm lý người nhà nông sợ và loắng gì nhất. Đó chính là mái nhà, nới gắn kết các thành viên trong gia đình. Nơi tái tạo-duy trì nghị lực, nhưng giờ đây nó đang tiềm ẩn quá nhiều rủi do-hoài nghi trên bờ vực mất trắng.
Khoa học-kinh tế càng tiền tiến- sự bình đẳng-tự do về giao thương càng phát triển. Thì con người chúng ta càng đề cao sự nhân-nghĩa-hiếu trên danh nghĩa đồng tiền. Đặc biệt là người lao động ngoại quốc, mà thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, thì nào có được nhiều công ty có việc tăng ca đều, chủ yếu làm hành chính. Đã vậy còn có rất nhiều chủ sử dụng lao động khó tính, bóc lột sức lao động, hách dịch-ngăn cấm đủ chuyện. Rồi thì chủ-môi giới đẻ ra đủ thứ để khấu trừ lương tháng của người lao động ngoại quốc. Hàng tháng mỗi người cũng phải đóng trên 5.000 đài tệ, chưa nói là tiền ăn uống, và sinh hoạt phí cá nhân. Bản thân em, may mắn được gặp gia đình ông bà chủ, và những đồng nghiệp người Đài làm rất tốt, chỉ là công ty em không có tăng ca. NHưng được cái ông bà chủ không trừ ăn, ở. Nên mỗi tháng em chỉ bị trừ có hơn 2.000. Cố gắng tiết kiệm, mỗi tháng em cũng chỉ có thể để ra được 7-8triệu để để gửi về cho gia đình. Với số lương ít ỏi, quá nhỏ bé so với con số nợ khổng lồ đợi ở quê nhà. Đã làm em trầm cảm, tsret cả một thời gian rất dài, đã rất nhiều lần em định bỏ trốn ra ngoài, gắng vắt kiệt sức để mà kiếm tiền thật nhanh, thật nhanh để gửi gửi về cho bố mẹ trả hết nợ nần. Nhưng lý trí-tình cảm giữa tình người với tình người trong em đã chiến thắng, đã đánh bại sự cám dỗ của vật chật phù du.
Có lẽ em nói đến đây, thầy cũng hiểu mấu chốt chủ yếu ở đâu mà lao động Việt mình bất chấp rủi do-thậm trí là tính mạng để trốn ra ngoài. Và em lại nhớ đến lời của thầy, những lời sẽ chia tưởng chừng như là vô nghĩa, nhưng lại là sự song sánh vô cùng hài hước của xã hội hiện nay, giữa thuyết trên ghế nhà trường ví von như trên chín tầng mây, còn thuyết xã hội đời thực như là đại dương,mắt đất bao la.
Và một lần nữa, nghị định 95 lần này là một trong những dẫn chứng tiêu biểu nhất, chứng minh mọi người thấy thuyết trường học là như thế nào. Bởi nghi định này được sinh ra từ những giáo sư,tiến sĩ của thuyết trường học, khi mà những người này cứ mãi mãi nhìn về phía trước, nhìn lên trên , mà họ quên rằng phía sau-rưới chân mình, mặt đất, đại dương mới là cuộc sống thực.
Chắc thầy đang thắc mắc là tại sao em nói vậy? Có lẽ nghị định lần này cũng giống như một chuyến vi hành của vua Bảo Đại sang Pháp mà thôi. Khi mà những người soạn, ký, và phát hành cũng chỉ một mục địch tư lợi riêng, tư lợi về sức, về danh, đặc biệt là hầu bao không đáy của họ. Bỡi như chúng ta đã biết, người Việt mình quá chuộng hình thức bên ngoài, ưa chuộng kính thưa các loại thủ tục, giấy tờ. Vì chỉ có giất trắng mực đen, với những con số ảo, mới là thứ có giá trị trường tồn trong mọi hoàn cảnh của các ngăn hồ sơ, của các tầng-lớp quan chức khác nhau. Còn với mọi tầng lớp nhân dân-người lao động, thì mọi giao dịch, xử lý tình huống dựa vào mối quan hệ, thời điểm và sự cân bằng giá của thị trường tự do. Như nghị định 95 lần này, thì một lão nông dân, chân trần mắt toét, thậm trí không biết chữ, cũng biết được khi mà con số trên giấy tờ được giảm xuống, thì còn số đời thực sẽ được tăng lên đến bao nhiêu? Như ngày chưa có nghị định, phí áp dụng giấy tờ chỉ có 4.500USD cho 3 năm. Nhưng phí thị trường tự do phải đóng lên đến 6.000-7.000USD, chưa kể kính thưa các loại thủ tục, các loại giấy tờ, các khoản phí lót đường đi theo. Giờ này mà có thêm ông 95 này, thì sẽ không biết cần thêm bao nhiêu thủ tục, bao nhiêu trang giấy trắng. Sẽ có thêm bao nhiêu khoản phí đội thêm có số, có tên, những mãi mãi vô danh.
NHưng đó là sự đời, sự đời thì luôn luôn có nghịch lý, lý do của riêng nó. Cũng giống như Việt Nam trong tương lai xắp tới có rất nhiều nhà tỷ phú mới, những nhà tỷ phú phất lên được và tồn tại nhờ sức lao động-mồ hôi-xương máu của những người lao động nghèo, đang mệt mài lao động để kiếm những bát cơm-bát cháo nuôi gia đình, nuôi mô giớ, và giờ đây sẽ nuôi tiếp thêm những thành viên mới!
Hết
Đài loan ngày 22 tháng 05 năm 2014