KÝ SỰ CỦA ĐỜI

2014-05-02 / 小英 / KÝ SỰ CỦA ĐỜI / Tiếng Việt / không


   Mình sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh chị em, là người Việt gốc Hoa, Ba mình là thầy dạy chữ nho, mẹ mình là một người nội trợ , mình lớn lên trong sự giáo dục nghiêm khắc của ba mẹ ,tình yêu thương đùm bọc của anh chị em ,cho mình cảm nhận một tuổi thơ hồn nhiên trong sáng.Với niềm đam mê dạy học cuả ba ,ba truyền dạy từ thiện cho những trẻ em trong thôn xóm, vào mỗi đêm khi thôn xóm lên đèn cũng là lúc ba say sưa giảng dạy .Trong đó mình cũng là học trò chung thành của ba,vì vậy nên từ nhỏ mình đã bị ảnh hưởng của ba ,mong ước sau này lớn lên sẽ đi theo con đường của ba, làm cô giáo , và rồi khi mình học cấp 2 ,mỗi tối không những chỉ có học sinh của ba, mà còn có cả một nhóm học sinh cấp 1 đang được mình phủ đạo bài tập, thời gian cứ thế trôi cứ ngỡ sau này ước mơ của mình sẽ thành hiện thực, Nhưng ai ngờ con đường học của mình bị lỡ dỡ, rồi từ lúc đó ước mơ của mình cũng tan biến đi.

   Đến tuổi đôi mươi, mình từng nghe nói Đài Loan là một Bảo Đảo, lúc đó trong tưởng tượng của mình đã hình dung ra nơi đó đẹp ,và có thể phát triển trong tương lai, nên mình đã không do dự khi đồng ý kết hôn sang xứ người. Rời xa quê hương dấu yêu , rời ra những người thân yêu của mình, mình theo chồng đến Đài Loan nơi quê hương mới. Thấp thoáng đã 8 năm qua ,khoảng thời gian qua có vui có buồn ,có đắng có cay , nhưng nhờ tưng li từng tí vun đắp ,hạnh phúc cũng sẽ mỉm cười chào đón mình.

    Nhớ ngày mới qua Đài Loan ,mình như một hạt giống nhỏ bay đến một mảnh đất xa lạ, vừa sợ sệt vừa lo âu ,không biết mảnh đất đó có thể có nơi cho mình bám rễ nảy mầm không ? Và rồi nhờ có sự che trợ cuả những cây cổ thụ và sự kiên nhẫn của chính mình hạt giống nhanh chóng nảy mầm và đơm bông kết trái ,mới bắt đầu trên mảnh đất này ,mình cũng như bao nhiêu chị em khác ,học ngôn ngữ ,học hỏi văn hóa và phong tục tập quán xứ người. Có sự ủng hộ của nhà chồng mình ban ngày đi làm để phân chia gánh nặng cho chồng ,còn ban đêm đi học cho biết chữ và tiếp thu kiến thức mới để sau này giáo dục con cái .Trong thời gian đi học mình cũng quen được với vài chị em ,có những chị em rất là cởi mở , họ chia sẽ kinh nghiệm trong cuộc sống của họ ,làm sao để kiến lập mối quan hệ tốt giữa mẹ chồng và nàng dâu ,còn có những chị em thì không được nhà chồng ủng hộ ,không trông con cho đi học ,nhưng vì chị em phải có chứng nhận của thời gian học mới có thể làm gíấy chứng minh , bất đắc dĩ chị em phải dẫn con đi học, nhưng cũng có nhà chồng hạn chế tự do cuả chị em ,không cho chị em đi học , họ nói rằng chị em đến trường học hư , kết bè kết phái rồi sẽ chống đối lại nhà chồng , nhưng thật ra là họ sợ chị em thông minh ra ,sẽ có ý kiến của mình ,nếu có giấy chứng minh sẽ bỏ chồng bỏ con, họ mong muốn chị em sanh con nối dõi tông đường cho họ ,đối với những việc cho dù cảm thấy không hợp lý thì cũng không được có ý của mình , nếu không sẽ bị chồng thượng cẳng chân hạ cẳng tay,vì con vì sợ thiên hạ chê cười và cũng không biết đường dây cầu cứu , nên một số chị em họ nghĩ rằng  “chạy đâu cho khỏi nắng trời,ở đây trả nợ đời cho xong”,rồi chị em chỉ biết nhẫn nhịn mà sống cho qua ngày. 
   
 Bốn năm sau ,được chị bạn học giới thiệu mình đến Trung tâm phục vụ gia đình Tân Di Dân làm thông dịch ,trợ giúp những chị em Việt Nam gặp khó khăn khi ngôn ngữ bất đồng, đi thăm hỏi chị em mới qua, dẫn dắt chị em đi kiếm việc làm, dẫn chị em đi xin luật sư trợ giúp,bồi bạn cùng chị em đi qua đoạn đường gian nang ..., và ở trung tâm này , nhờ có cấp trên chỉ dạy ,chị em đồng nghiệp dẫn dắt,chia ngọt sẻ bùi, mình học hỏi được không ít ,cho mình có thêm kiến thức mới . Và rồi công việc tiếp đến của mình là đi đến khu xã Hịêp hội pháp triển người già tuyên truyền văn hóa đa nguyên,và quyền lợi của anh chị em lao động, lúc đầu các cụ có không cùng ánh mắt nhìn mình , nhiều người nhìn mình bằng ánh mắt khinh thị, cho rằng chị em Tân Di Dân qua đây lừa tiền của họ, có được giấy chứng minh thì bỏ chồng bỏ con ,và  eũng có lúc mình nói về quyền lợi của anh chị em lao động ,như chị em khán hộ qua đây chăm sóc người già thì gia chủ không được sai bảo họ làm những công việc khác ,như chăn nuôi gia súc hoặc trồng rau ,làm vườn...vv, nếu không phạm luật sẽ bị phạt. Thế là lúc đó các cụ họ rất là phẫn nộ, họ cho rằng nếu khán hộ công cái gì cũng không được làm thì mướm khán hộ công làm gì? Nhiệm vụ lúc đó của mình là phải giải thích rõ lý do, và giải thích là để đảm bảo chất lượng chăm sóc tốt người già ,sợ khán hộ công làm việc qúa sức nên Bộ lao đông mới ban hành điều khỏan luật lao động này, hơn nữa sợ các cụ không rõ luật và để tránh khỏi vô tình phạm luật cho nên mới tuyên truyền cho các cụ hay.
Còn về phần chị em Tân Di Dân không phải ai như vậy, ông bà ta có câu “đèn nhà ai nấy sáng”nhiều lúc mình không phải người trong cuộc ,mình không rõ nguyên do tại sao họ phải bỏ chồng bỏ con, hay là nhà chồng cố ý bôi xấu họ ,vả lại nếu như là con em các cụ bị chồng đối xử ngược đãi ,vậy các cụ có ủng hộ họ bước ra khỏi cuộc hôn nhân đó không? Nhưng chị em Tân Di Dân nếu như chưa có giấy chứng minh khi ly dị thì họ sẽ bị đưa về nước ,có thể là sau này họ sẽ không có cơ hội để gặp con cái của mình,cho nên khi bị nhà chồng ngược đãi hoặc bị chông đánh đập họ cũng gắng mà nhẫn nhịn đợi có được chứng minh thư của Đài Loan mới lựa chọn bước ra khỏi cuộc hôn nhân này,và hy vọng các cụ đừng vơ đũa cả nắm,ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu.

Một lần lạ hai lần quen, cứ một lần rồi tới một lần khi tuyên truyền văn hóa và quyền lợi của lao động và chị em Tân Di Dân ,mình phát hiện ra bản thân mình trở nên gan dạ hơn ,và mình nói cũng suôn hơn, phản ứng cũng tiến bộ hơn, và không còn sợ sệt khi các cụ ra câu hỏi mà mình có thể kiếm cách trả lời cho trọn vẹn. Rồi dần dần các cụ cũng nở nụ cười chào đón chúng mình ,và cùng các cụ chia sẽ trao đổi văn hóa, ẩm thực Việt Nam mình.

    Rất nhiều cuộc hôn nhân xuyên quốc gia đến Đài Loan sinh sống, và phải đối mặt với không ít vấn đề, vả lại hôn nhân xuyên quốc gia đem lại ấn tượng không tốt cho xã hội . Nhiều người Đài Loan cho rằng chị em Tân Di Dân sang đây sinh sống trở thành nhiều vấn đề cho xã hội, ví dụ như có người cho rằng con cái của chị em Tân Di Dân sinh sẽ ngu hơn người bản xứ, vì chị em Tân Di Dân không biết cách giáo dục con cái,cho nên con cái họ sinh ra sẽ phát trỉên chậm vv ... Đây chính là một sự khinh thị nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng mặc cảm của chị em.

     Chị em Tân Di Dân đến từ các nơi trên thế giới , họ có một lòng gan dạ ,hiếu thảo, một số người vì muốn thay đổi cuộc sống hiện tại, một số người vì hoàn cảnh gia đình ,đã lựa chọn Đài Loan. Nhưng mình tin bất cứ là ai ,cũng ôm hy vọng mình sẽ tìm được một hạnh phúc tốt ,một chỗ dựa tinh thần, nhưng rồi hy vọng đó có trở thành hiện thực không ?

     Mình đến trung tâm phục vụ gia đình Tân Di Dân phục vụ đã 4 năm ,trong 4 năm qua không biết bao nhiêu chị em đã đến trung tâm tìm sự giúp đỡ, có chị em mang thương tích trên người ,có chị em vì đã lâu không được gặp con của mình, có chị em vì chồng đã mất nên bị gia đình chồng ứt hiếp ,muốn chiếm đoạt những cái thuộc về chị em mình ,và bao nhiêu giọt nước mắt rơi khi kể về cuộc sống của mình, mình cảm nhận nỗi đau thương của chị em, chị em đau không phải là đau thể xác ,mà là đau lòng, bởi vì tấm thân đơn chiếc ở tha hương, bao nhiêu ước mơ ,bao nhiêu hy vọng gửi gắm vào gia đình xứ người này, và bao nhiêu công sức đã bỏ ra để xây dựng tổ ấm này, chỉ là đổi lấy sự gò bó hạn chế tự do của mình, xem mình như cỗ máy kiếm tiền, như ôsin giúp việc nhà, như công dụng sanh con nối dõi tông đường, nghe đến mà mình không cầm được nước mắt, mình động viên tinh thần chị em ,cổ động và bồi bạn chị em gắng sức vượt qua chặng đường gian khó này và mong rằng “tất cả rồi sẽ qua, sau cơn mưa trời sẽ sáng”. Cũng vì vậy mà mình rất quý trọng cuộc sống hiện tại của mình, so lên không bằng người ta , so xuống không ai bằng mình. Nắm bắt những cơ hội học hỏi giúp đỡ mọi người, và trân trọng những gì mà mình có.
   
    Mình có lòng nhiệt tâm đối với công việc tại vì mình yêu thích Đài Loan, vì Đài Loan là quê hương thứ hai cuả mình, mình cống hiến Đài Loan không phải chỉ là sinh con, mà là từ bản thân bát đầu ,thay đổi bản thân để người Đài Loan nhìn thấy“con dâu Đài Loan ”không phải vì tiền và giấy chứng minh mà đến ,bao nhiêu công sức của mình đã bỏ ra đối với gia đình và con cái, vì muốn hiểu và hòa nhập vào đời sống Đài Loan mình đến trường học ,khu xã học tập, để con mình cũng giống như con cuả người Đài Loan ,không để cho con mình cảm thấy khác biệt và mặc cảm với mọi người. Nhờ đó mà con của mình không vì mẹ mình là người Việt Nam mà cảm thấy tự ti ,ngược lại cảm thấy rất là kiêu hãnh .Mình hy vọng rằng thông qua sự tuyên truyền của chúng mình ,ít nhiều sẽ thay đổi được ấn tượng về thành kiến của họ đối với Tân Di Dân chúng ta, hôn nhân của chúng ta không phải là mua bán ,đừng vì chúng ta là Tân Di Dân mà cảm mình thấy thấp hơn người ta một bực ,chúng ta không phải là món đồ để họ mua bán, chúng ta cũng là con người ,cho nên cần được sự tôn trọng, vì vậy trước hết chúng ta phải lấy lại tự tin ở chính mình, không cần họ thương hại mà là tôn trọng chúng mình.  
   
Nhiều thứ trên đời đôi khi ta cảm thấy là rất bất công ,oán số trách phận, trách ông trời tại sao không công bằng ,có người giàu người nghèo, có người thì rất hạnh phúc có người thì bất hạnh, nhưng ông trời cho chúng ta một cái công bằng duy nhất đó chính là thời gian, bất cứ ai không kể  trẻ lẫn già ,mỗi người đều có 24 tiếng đồng hồ, vì vậy xem chúng ta sử dụng nó bằng cách nào thôi. Thời giờ thấm thoắt thoi đưa,nó đi đi mất có chờ đợi ai? cứ vậy là thời gian trôi qua, và bây giờ con mình đã lên lớp một, còn mình thì gần tốp nghiệp cấp 3. và cũng trong 2 năm nay mình có cơ hôị đến các trường tiểu học giảng dạy tiếng Việt Nam cho con em Tân DI Dân chúng mình, vì vậy mình cảm thấy rất là mãn nguyện khi ước mơ của mình đã có điểm khởi đầu, đều này cho thấy chúng ta chỉ cần có ước mơ ,hãy nắm bắt cơ hội! “có chí có gan,gian nan vượt tuốt”

    Được phục vụ anh chị em đồng hương là niềm vinh dự lớn nhất của mình ,tại vì mình ruốt cuộc đã có năng lực để trợ giúp họ, làm cho mình cảm thấy cuộc sống của mình phong phú hơn ,và có ý nghĩa hơn, hơn ai hết mình hiểu rõ tâm trạng hy vọng của anh chị em đồng hương , tại vì mình cũng là người tha hương đến ,mình cảm nhận được nỗi khổ cuả đơn thân ở xứ người ,nhìn thấy nụ cười vừa ý của anh chị em ,mình biết rằng công sức mình bỏ ra là có cái giá của nó. Hy vọng tất cả chị em chúng ta đều có được một mái ấm hạnh phúc,và ở quê hương mới này chúng ta cùng nhau phấn đấu cho thế hệ của con em chúng ta, “chim có đàn hót ,hót mới hay”chị em chúng ta cùng cố gắng nhé!

  Tuy rằng mỗi ngày mình cũng phải thi đua với thời gian ,nhưng ngược lại mình cảm thấy tiếp thu được rất nhiều, không những về mặt kiến thức và trưởng thành , hơn nữa mình cảm thấy tự hào vì mình là con cháu Việt Nam.