Tác phẩm đoạt giải



Giải Nhất
1 giải; Tiền thưởng: 10 vạn Đài tệ và một chiếc cúp.
http://2014tlam-vn.blogspot.tw/2014/04/giac-mo-noi-xu-nguoi.html

Giải Bình phẩm
1 giải; Tiền thưởng: 8 vạn Đài tệ và một chiếc cúp.
http://2014tlam-vn.blogspot.tw/2014/05/mua-nhan-chin.html

Giải Ưu tú
6 giải; Tiền thưởng: 2 vạn Đài tệ và một bằng khen.
★ Nguyễn Cẩm Thùy / Nỗi Lòng Người Con Xa Xứ 
http://2014tlam-vn.blogspot.tw/2014/05/noi-long-nguoi-con-xa-xu.html

http://2014tlam-id.blogspot.tw/2014/04/kisah-ye-feng-dan-carlos.html

http://2014-tlam-th.blogspot.tw/2014/05/blog-post_31.html

http://2014tlam-vn.blogspot.tw/2014/05/dong-nhat-ky-trong-em.html

http://2014tlam-id.blogspot.tw/2014/03/asap-hitam-di-suriah.html

★ Nanik Riyati / KEJUJURAN DAN HIJABKU
http://2014tlam-id.blogspot.tw/2014/04/kejujuran-dan-hijabku.html



Giải thưởng Văn học Di dân Di công Lần thứ nhất năm 2014
Ban Giám khảo cảm động – “Giấc Mơ Nơi Xứ Người” đoạt giải

Trải qua quá trình bình chọn phức tạp với quãng thời gian dài đằng đẵng, kết quả bình chọn của Giải thưởng Văn học Lần thứ nhất sẽ công bố vào ngày 20 tháng 7. Tác phẩm dự thi tiếng Việt mang tên “Giấc mơ nơi xứ người”, khắc họa một cách sâu sắc nỗi khổ xa nhà, khiến Ban Giám khảo cảm động và đã đoạt giải nhất với phần thưởng trị giá 100 ngàn Đài tệ.

Giải thưởng Văn học Di dân Di công Lần thứ nhất do Hiệp hội Tiếng nói Phối ngẫu & Lao công Ngoại tịch Trung Hoa, Viện Văn học Đài Loan đồng tổ chức; Hiệp hội Phát triển Người lao động Ngoại tịch chịu trách nhiệm tổ chức; và được Bộ Văn hóa, Công ty KHKT Pegatron, ông Đồng Tử Hiền (Tung Tzu-Hsien), Quỹ hội Giáo dục Thành Trí (Junyi Academy), công ty Western Union, Quỹ hội Giáo dục Tiểu Anh (Thinking Taiwan Foundation) hỗ trợ về mặt kinh phí. Đơn vị hỗ trợ tổ chức gồm Văn phòng KTVH bốn nước Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippine, cùng với Báo Bốn Phương, tạp chí The Migrants, The Manila Post, Intai, TIM và Đài tiếng nói Trung ương Đài Loan.

Giải thưởng Văn học bắt đầu nhận bài dự thi từ tháng 3 năm 2014, tổng cộng 260 bài dự thi với bốn loại ngôn ngữ (107 bài tiếng Indonesia, 74 bài tiếng Tagalog, 64 bài tiếng Việt, 16 bài tiếng Thái), Ban Giám khảo bốn loại ngôn ngữ cùng bạn đọc trên mạng đã bình chọn 42 bài dự thi vào vòng chung kết (Indonesia, Tagalog và tiếng Việt mỗi loại ngôn ngữ có 11 bài, cùng 9 bài tiếng Thái), sau khi dịch sang tiếng Trung đã gửi Ban Giám khảo tiếng Trung bình chọn ở vòng chung kết. Năm thành viên Ban Giám khảo tiếng Trung đều là những tác giả, học giả nổi tiếng của Đài Loan, qua quá trình trao đổi sôi nổi và hai lần bỏ phiếu, đã chọn được tám bài dự thi đoạt giải. Các bài dự thi đoạt giải bao gồm 4 bài tiếng Việt, 3 bài tiếng Indonesia, 1 bài tiếng Thái. Do các bài dự thi tiếng Tagalog đa số là tác phẩm thơ, khó nắm rõ nội dung sau khi phiên dịch nên đã bị bỏ rơi, đó cũng là tiếc nuối lớn nhất của hoạt động lần này.

Ông Lạc Dĩ Quân, thành viên Ban Giám khảo cho rằng, “Giải thưởng Văn học Di dân Di công Lần thứ nhất” rất có ý nghĩa đối với xã hội Đài Loan: “Biết bao nhiêu nỗi đau, tình cảm, những gia đình đổ vỡ, những mối tình chia ly… đều là những câu chuyện không thể hư cấu, đã đánh tan cái ấn tượng ‘không lời/không thể bày tỏ bản thân’ mà xã hội và những phương tiện truyền thông chủ lưu dành cho họ.”

Đối với bà Cố Ngọc Linh, thì những chi tiết miêu tả trong bài viết chính là yếu tố hấp dẫn, có những tác phẩm viết nên ấn tượng của người di công về Đài Loan, sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn chính là những điểm để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Ông Đinh Danh Khánh nói, ông chọn những bài viết có cốt truyện rõ ràng, hy vọng rằng độc giả Đài Loan sẽ càng chịu tìm hiểu và cảm nhận hoàn cảnh của di dân và di công.

Các tác phẩm dự thi lần này bao gồm thơ, tiểu thuyết, và tản văn, khi tiến hành bình chọn không phân chia loại văn. Ông Hoàng Cẩm Thụ kiến nghị nên giới hạn thể loại văn dự thi, vì từng thể loại văn sẽ có những yêu cầu khác nhau. Về vấn đề tư cách bình chọn, do các thành viên Ban Giám khảo đều không thể đọc hiểu nguyên văn, họ đều tự nhận rằng bản thân họ “không thực sự có đủ tư cách để bình chọn các tác phẩm này”, nhưng họ đều công nhận ý nghĩa của Giải thưởng Văn học, nên đã đồng ý cùng tham gia.

Chủ tịch Ban Giám khảo, ông Trần Phương Minh nói, ông nhìn thấy sự tàn nhẫn của Đài Loan trong từng hàng văn con chữ, ông thấy sự nhút nhát, cam chịu, nỗi lo sợ của người di công. Ông cho rằng, Đài Loan chắc chắn đã là một xã hội di dân, cùng với việc di cư của số lượng lớn người di dân đến từ Đông Nam Á, là những ký ức về ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử mà họ mang theo khi đến Đài Loan. Ông mong rằng người di dân mới có thể chuyển những trải nghiệm trong cuộc sống ở Đài Loan của mình thành lời văn, mở rộng cương giới của nền văn học Đài Loan.

Ông Trương Chính, trưởng nhóm công tác đã cáo lỗi về những rắc rối xảy ra trong suốt hoạt động, bao gồm việc khi thông qua phiên dịch, nét đặc sắc của nội dung nhất định sẽ bị giảm thểu, và cũng do sự giới hạn về mặt kinh phí mà không phân chia thể loại văn, khiến Ban Giám khảo gặp khó khăn trong việc bình chọn, và cũng là điều bất công đối với người dự thi; quy định chỉ nhận bài qua mạng gây giới hạn cho những người không chuyên dùng máy vi tính, đồng thời việc sử dụng kênh mạng miễn phí cũng gặp rắc rối vì không ổn định, và cũng không phòng chống được việc bỏ phiếu khống khi bình chọn qua mạng.

Ông Trương Chính bày tỏ, “Giải thưởng Văn học Di dân Di công Lần thứ nhất” nhằm vào hai mục tiêu, thứ nhất là hy vọng với loại hình văn học và tiền thưởng, làm yếu tố thu hút và đưa di dân di công lên “khán đài”, để xã hội Đài Loan xem trọng họ hơn nữa; thứ hai là để di dân di công biến những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc sống thường ngày thành văn từ, đưa ra những lời bình chân thật và gần gũi hơn cho Đài Loan.

Tác phẩm đoạt giải của Giải thưởng Văn học Di dân Di công Lân thứ nhất gồm có:
*Giải Nhất, tiền thưởng 100 ngàn Đài tệ: “Giấc mơ nơi xứ người” của tác giả Thỏ Trắng, nguyên văn viết bằng tiếng Việt.
*Giải Bình phẩm, tiền thưởng 80 ngàn Đài tệ: “Mùa nhãn chín” của tác giả Lê Hoàng Hiệp, nguyên văn viết bằng tiếng Việt.
*Giải Ưu tú, sáu giải, mỗi giải tiền thưởng 20 ngàn Đài tệ:
1. “Nỗi Lòng Người Con Xa Xứ” của tác giả Nguyễn Cẩm Thùy, nguyên văn viết bằng tiếng Việt.
2. “Câu Chuyện Của Ye Feng Và Carlos” (Kisah Ye Feng dan Carlos) của tác giả Erin Cipta, nguyên văn viết bằng tiếng Indonesia.
3. “Tình Bạn Không Biên Giới” (มิตรภาพไร้พรมแดน) của tác giả Khemphon Sridongphet, nguyên văn viết bằng tiếng Thái.
4. “Dòng Nhật Ký Trong Đêm” của tác giả Lê Thúy Vịnh, nguyên văn viết bằng tiếng Việt.
5. “Khói Đen Suriah” (Asap Hitam Di Suriah) của tác giả Sri Yanti, nguyên văn viết bằng tiếng Indonesia.
6. “Thành Thật Và Vâng Lời” (Kejujuran anh Hijabku) của tác giả Nanik Riyati, nguyên văn viết bằng tiếng Indonesia.


The Winners Video